Vào cuối tháng 3 vừa qua, dư luận lại xôn xao khi lãnh đạo Nhà máy thép Pomina 3 – chi nhánh POM phát đi thông tin, nguồn phát xạ trong kho lưu giữ bị mất cắp và cho đến nay vẫn chưa tìm thấy. Đây không phải lần đầu tiên các doanh nghiệp để lọt nguồn phóng xạ ra ngoài và điều này cho thấy công tác quản lý các nguồn phóng xạ, đặc biệt là tại các doanh nghiệp rất lỏng lẻo.
Các vụ thất lạc nguồn phóng xạ gần đây đều là nguồn phóng xạ được sử dụng trong các doanh nghiệp. Năm ngoái, nguồn phóng xạ thất lạc tại TP HCM cũng là từ một doanh nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ trong thiết bị chụp ảnh không phá hủy (NDT), còn năm nay là nguồn phóng xạ trong một doanh nghiệp sản xuất thép". Chính vì vậy, sắp tới Bộ KH&CN sẽ yêu cầu các doanh nghiệp có sử dụng nguồn phóng xạ tăng cường các biện pháp quản lý.
Bên cạnh đó, đã yêu cầu gắn thiết bị định vị đối với các nguồn phóng xạ lưu động để chủ động giám sát được các nguồn phóng xạ ấy chính xác đang ở đâu. Với các nguồn phóng xạ không lưu động, gắn trực tiếp vào dây truyền sản xuất thì trách nhiệm quản lý vẫn thuộc về doanh nghiệp. Theo đó, khi tháo ra sửa chữa, thay thế hoặc di chuyển đều phải báo cáo với cơ quan quản lý để phối hợp quản lý.
Tuy nhiên, hiện nay, các chủ doanh nghiệp gần như không quan tâm tới vấn đề này. Việc quản lý nguồn phóng xạ tại các doanh nghiệp chủ yếu giao cho người trực tiếp quản lý. Trong trường hợp nào đó, hoặc do thiếu ý thức hoặc do có chủ ý không tốt có thể gây ra thất thoát nguồn phóng xạ.
Về nguồn phóng xạ bị thất lạc tại Vũng Tàu, Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân  cho biết, đây là nguồn phóng xạ Coban 60 đã qua chu kỳ sử dụng 5 năm, hoạt độ phóng xạ đã giảm đi rất nhiều so với hoạt độ ban đầu. Do vậy, nếu để nguyên vẹn trong vỏ bọc thì gần như không gây nguy hiểm gì đối với con người.
Nguồn phóng xạ trong kho lưu giữ của Nhà máy thép Pomina 3 – chi nhánh POM bị mất cắp . Ảnh: MH
Nguồn phóng xạ trong kho lưu giữ của Nhà máy thép Pomina 3 – chi nhánh POM bị mất cắp . Ảnh: MH
Tuy nhiên, nếu như bị phá hủy kết cấu bảo hộ dù hoạt độ đã giảm nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp và lâu dài thì chất phóng xạ vẫn gây ảnh hưởng.  Bên cạnh đó, ông Quân cho biết: “Theo thông tin chúng tôi có được thì sự cố tại nhà máy thép xảy ra vào tháng 9/2014, sau đó, do quản lý lỏng lẻo nên nguồn phóng xạ bị mất. Song, nguồn phóng xạ bị mất vào thời điểm nào thì chưa xác định được.
Theo kinh nghiệm trước đây, sau 1 vài ngày mất thì chúng tôi đã có thông tin, do đó nguồn phóng xạ chưa bị phá hủy và có thể thu hồi an toàn. Tuy nhiên, lần này rất khó cho các cơ quan quản lý vì không thể xác định thời điểm mất cũng như tình trạng của nguồn phóng xạ tại thời điểm mất".
Trong khi đó, TS Đặng Thanh Lương, nguyên Phó Cục trưởng Cục bức xạ an toàn hạt nhân cho rằng, nguồn Co 60 thuộc nhóm 4, mức độ nguy hiểm nhỏ hơn nguồn Ir192, song không thể xem thường nguồn phóng xạ này.
Theo ông Lương, trên thực tế các đơn vị có sử dụng nguồn phóng xạ gần đây đã được huấn luyện tương đối đầy đủ về công tác quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ đảm bảo an toàn. Thế nhưng trong trường hợp cụ thể này thì sự cố ở Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy sự quản lý không chặt chẽ.
"Chỉ đến khi bàn giao mới biết được là mất nguồn mặc dù đã tháo nguồn ra cách đây mấy tháng. Tức là trong quản lý không chặt chẽ. Trong địa hạt ngôi nhà của anh mà không biết thì bên ngoài làm sao biết được. Mọi sự không kiểm soát được đều nguy hiểm", ông Lương nói.
"Văn hóa an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân là vấn đề lớn nhưng không vì nó quá lớn mà không làm. Chúng ta phải làm từng ngày, từng giờ và thường xuyên thì mới thành nếp.
Những việc thất lạc nguồn phóng xạ như thế này sẽ là bài học thức tỉnh các nhà quản lý các cấp, từ cơ sở đến cấp cao hơn là phải làm thêm nữa, nỗ lực hơn nữa trong vấn đề xây dựng văn hóa an toàn đối với năng lượng hạt nhân", ông Lương nói. Mặt khác, theo PGS.TS Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN), Bộ Khoa học và Công nghệ: "Việt Nam có rất nhiều nguồn phóng xạ hoạt động di động, đó là các đối tượng ưu tiên cần gắn thiết bị định vị".

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
NĂNG LƯỢNG XANH © 2015. Powered by Kiều Thị Hạnh
Top