Những đập thủy điện hùng vỹ có công suất lớn đã được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới, phục vụ cho sản xuất điện, cung cấp thủy lợi, và cũng là những cảnh quan hùng vỹ choáng ngợp với những du khách được đến chiêm ngưỡng và tham quan. Các đập thủy điện lớn nhất thế giới: Tam Hiệp, Itaipu, Guri, Tucurui, Grand Coulee, Sayano-Shushenskaya, Longtan. Các đập nước lớn nhất thế giới: Fort Peck,Tarbela,Lower Usuma,Hoover,Atatürk,Samara,Zhiguli,Oahe,Yacyretá-Apipe,Inguri.

1. Đập Tam Hiệp, Trung Quốc
Đập Tam Hiệp chặn sông Trường Giang (hay còn gọi là sông Dương Tử), con sông dài thứ ba trên thế giới, tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Nó là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).

Đập Tam Hiệp, Trung Quốc
Đập Tam Hiệp, Trung Quốc

Trừ âu thuyền, dự án này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4 tháng 7, 2012, khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu cho điện. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW. Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tuốc-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW, lớn nhất thế giới về công suất lắp đặt trong các nhà máy thủy điện.

Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai trong và ngoài Trung Quốc. Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.

Đập Tam Hiệp, Trung Quốc

Được làm từ bê tông và thép, đập có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.

Đập Tam Hiệp, Trung Quốc

Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1350 km2 diện tích bị ngập của Đập Itaipu.

2. Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay
Đập Itaipu nằm trên sông Paraná giữa biên giới của Brazil và Paraguay. Dù đập có công suất 14.000 MW - thấp hơn đập Tam Hiệp của Trung Quốc nhưng có sản lượng hàng năm cao hơn khi đạt năng suất trung bình từ 91 - 95 TWh điện năng (so với 80 TWh điện năng của Đập Tam Hiệp).

Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay

Tổng chiều dài đập 7.235 m. Để xây dựng công trình đồ sộ này, con sông Parana (lớn thứ 7 thế giới) có nghĩa là rộng lớn như biển cả phải thay đổi dòng chảy với 50 triệu tấn đất đá phải bị di dời.

Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay

Số lượng bê tông sử dụng để xây đập theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel và khối lượng đất đá bị đào để xây dựng Itaipu lớn gấp 8,5 lần đường hầm Channel. Đập cung cấp 90% lượng điện năng tiêu thụ cho Paraguay và 19% cho Brazil.

Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay
Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay
Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay
Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay

3. Đập Guri, Venezuela
Đập có chiều dài 7.426 mét và cao 162 mét, nằm ở Venezuela trên sông Caronni. Tính đến năm 2009, đập thủy điện này lớn thứ ba trên thế giới, với công xuất 10.235 MW. Riêng đập Guri cung cấp 73% sản lượng điện cho Venezuela.

Đập Guri, Venezuela

Việc xây dựng đập Guri gây tranh cãi trong một thời gian rất dài vì nó thay đổi và gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học của khu rừng lân cận.

Đập Guri, Venezuela
Đập Guri, Venezuela

4. Đập Tucurui, Brazil
Đập thủy điện Tucurui, Brazil - là một đập trọng lực bê tông trên sông Tocantins nằm ở huyện Tucurui, Brazil. Phần chính của đập Tucurui cao 78 m và dài 6,9 km. Phần các đê đất Mojú và Caraipé làm gia tăng tổng chiều dài 12.515 m.

Đập Tucurui, Brazil

Đập Tucurui mang điện tới 13 triệu người và 60 % lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp tạo ra tối đa 2.000 việc ăn việc làm. Nhưng việc xây dựng đập cũng thu hút một số lượng lớn người di cư đến khu vực này dẫn đến nạn phá rừng và nhiều tác động tiêu cực khác.

Đập Tucurui, Brazil
Đập Tucurui, Brazil

5. Đập Grand Coulee, Mỹ
Grand Coulee là một đập trọng lực trên sông Columbia ở bang Washington của Mỹ được xây dựng để sản xuất thủy điện và cung cấp thủy lợi.

Đập Grand Coulee, Mỹ

Đập được xây dựng giữa năm 1933 và năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện. Một nhà máy điện thứ ba được hoàn thành vào năm 1974 để tăng sản xuất năng lượng của nó.

Đập Grand Coulee, Mỹ
Đập Grand Coulee, Mỹ
Đập Grand Coulee, Mỹ
Đập Grand Coulee, Mỹ

Đây là cơ sở sản xuất năng lượng lớn nhất điện ở Hoa Kỳ và một trong những kết cấu bê tông lớn nhất thế giới. Thông qua một loạt các nâng cấp và lắp đặt máy bơm-máy phát điện, hiện đập có 4 nhà máy điện với công suất lắp đặt 6809 MW. Các nguồn cung cấp hồ chứa nước cho thủy lợi của 671.000 mẫu Anh.

6. Đập Sayano-Shushenskaya, Nga
Đập Sayano-Shushenskaya nằm trên sông Yenisei, gần Sayanogorsk, Nga. Đây là nhà máy điện lớn nhất ở Nga và là nhà máy thủy điện lớn thứ sáu trên thế giới.

Đập Sayano-Shushenskaya, Nga

Đập được xây dựng rất an toàn với khả năng để chịu được động đất lên đến 8 độ Richter, và đã được ghi danh vào sách kỉ lục thế giới với danh hiệu đập thủy điện kiên cố nhất thế giới.

Đập Sayano-Shushenskaya, Nga
Đập Sayano-Shushenskaya, Nga
Đập Sayano-Shushenskaya, Nga
Đập Sayano-Shushenskaya, Nga

7. Đập Longtan, Trung Quốc
Đập Longtan nằm trên sông Hongshui trong Tian’e County ở Trung Quốc. Đập cao 849 mét, dài 216,2 m và là đập "bê tông đầm lăn (RCC) đập trọng lực" cao nhất thế giới.

Đập Longtan, Trung Quốc
Đập Longtan, Trung Quốc


Những đập nước lớn nhất thế giới:

1. Đập nước Fort Peck, Montana
Đập nước Fort Peck là công trình cao nhất trong hệ thống 6 đập chính dọc theo sông Missouri, nằm ở phía đông bắc vùng Montana thuộc Hoa Kỳ, gần Glasgow và tiếp giáp với khu vực cộng đồng Fort Peck.

Đập nước Fort Peck, Montana

Với chiều dài 6,409m và chiều cao hơn 76m, đây là đập thủy lực lớn nhất tại Hoa Kỳ và tạo thành khu hồ Fort Peck, là hồ nước nhân tạo lớn thứ 5 ở Hoa Kỳ. Đập nước này nằm trong khu bảo tồn đời sống hoang dã quốc gia Charles M. Russell. Hồ chứa nước có chiều dài 216 km cùng với con đập được sử dụng cho những mục đích như sản xuất thuỷ điện, kiểm soát lũ lụt và quản lý chất lượng nước.

Đập nước Fort Peck, Montana
Đập nước Fort Peck, Montana

Toàn bộ khu đập nước hiện nay có sản lượng công suất điện đạt 185.250 KW, được phân chia thành 5 tổ máy phát điện với 3 tổ máy đầu tiên tại nhà máy điện số 1 được hoàn thành vào năm 1951, tạo ra tổng công suất 105.000 KW, trong khi 2 tổ máy còn lại ở nhà máy điện số 2 được hoàn thành vào năm 1961, có sản lượng điện là 80.000 KW.

2. Đập nước Tarbela, Pakistan
Đập nước Tarbela, Pakistan có dung tích lên tới 13.7 tỷ m3 được hoàn thành vào năm 1974.

Đập nước Tarbela, Pakistan

Tarbela là một con đập lớn trên dòng sông Indus ở Pakistan. Công trình này nằm ở huyện Haripur thuộc tỉnh Hazara, cách Islamabad khoảng 50 km về phía tây bắc. Đập nước có chiều cao 148m so với lòng sông bên dưới và tạo nên hồ chứa nước Tarbela với diện tích bề mặt khoảng 250 km2. Đập Tarbela được hoàn thành vào năm 1974 và được thiết kế để tích trữ nước từ sông Indus với mục đích phục vụ cho công tác thủy lợi, kiểm soát lũ lụt và hình thành nên khu nhà máy thủy điện.

Đập nước Tarbela, Pakistan
Đập nước Tarbela, Pakistan
Đập nước Tarbela, Pakistan

3. Đập nước Lower Usuma, Nigeria
Đập nước này cũng đồng thời là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thủ đô của Nigeria.

Lower Usuma, Nigeria

Đập nước Lower Usuma nằm trên sông Usuma ở Nigeria. Công trình này được xây dựng vào năm 1990 và gần với Abuja, thủ đô mới của Nigeria, đây cũng đồng thời là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thành phố. Khu hồ trong đập có chứa 93 triệu m3 nước thô, sau đó nước được dẫn chảy đến 5 nhà máy nước, nơi chúng được xử lý trước khi vận chuyển đến Abuja phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cư dân thành phố. Tổng công suất cung cấp nước sạch từ 5 nhà máy này là 10.000 m3/giờ.

4. Đập nước Hoover, Mỹ
Đập Hoover, đã từng có tên gọi là đập Boulder, là một đập vòm bê tông trọng lực trong Black Canyon của sông Colorado, trên biên giới giữa các tiểu bang Arizona và Nevada của Hoa Kỳ. Nó được xây dựng giữa năm 1931 và 1936 trong cuộc Đại suy thoái. Việc xây dựng dập là kết quả của một nỗ lực to lớn liên quan đến hàng ngàn công nhân, và lấy đi hơn 100 sinh mạng. Đập được tranh cãi có tên trong danh dự của Tổng thống Herbert Hoover.

Đập nước Hoover, Mỹ

Sông Colorado rộng lớn với chiều dài 2.333 km, cung cấp nước tưới cho 1/12 ruộng đất nước Mỹ. Sông bắt đầu từ đầu nguồn thượng lưu dãy núi Rocheuses hướng về Tây Nam xuyên vượt sông Colorado, Utah và chảy qua khe sâu lớn, chảy vào bang New Mexico trước khi rót vào vịnh California, thành sông ranh giới giữa bang Arizona và bang Nevada, bang Arizona và bang Califonia. Sông Colorado là một con sông "dữ dội". Năm 1905, nó đột nhiên hoàn toàn thay đổi đường đi, hình thành nên hồ Sorton dài 77 km2, đe dọa đánh chìm lòng sông Inpiril bang California. Để khống chế và cải thiện điều kiện tưới nước, đồng thời dùng nó với mục đích phát điện, nhà chức trách quyết định xây dựng một đập nước lớn ở đoạn sông giáp giới bang Arizona và Nevada. Năm 1928, quốc hội xuất tiền, và công trình được khởi công vào năm 1931. Tổng thống lúc bấy giờ là Herbert Hoover hết sức quan tâm đến dự án này, quyết định lấy tên mình đặt là đập nước Hoover. Năm 1936, công trình xây xong, nhưng tổng thống Roosevelt gọi nó là đập nước Borde. Tên này được dùng mãi đến năm 1947, về sau quốc hội mới khôi phục lại tên cũ.

Đập nước Hoover, Mỹ

Để xây dựng đập nước này, người ta phải đào 8,2 triệu tấn nham thạch, với số lượng thép tương đương dùng để xây dựng Empire State Building. Nền đập dày 201 m, cao 221 m, suýt soát với độ cao của tòa nhà 70 tầng. Chỗ dựa sát vào phía Bắc đập nước đã thành hồ Mead, một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, với hình răng cưa không có quy tắc, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km.

Đập nước Hoover, Mỹ

Ở phía Bắc hồ Mead là công viên quốc gia sa thạch đỏ rộng 14.165 ha. Sa thạch ở đây đang từ màu đỏ như lửa dần biến thành màu tím nhạt. Mưa gió xâm thực, sa thạch bị đẽo gọt thành dạng lọng tròn, tổ ong và các hình trạng lạ lùng độc đáo, giống như đầu và vòi của con voi lớn.

Khoảng 4.000 người đã tham gia xây dựng đập nước Hoover. Hoover nằm tại thị trấn Borde, một khu làng xinh xắn dễ chịu, với đủ nét đặc sắc của cả thành thị và thôn quê.

Đập nước Hoover, Mỹ
Đập nước Hoover, Mỹ
Đập nước Hoover, Mỹ

5. Đập nước Atatürk, Thổ Nhĩ Kỳ
Với dung tích 48,7 tỷ m3, đập nước Atatürk là một tổ hợp công trình đập đá nén với một điểm lõi trung tâm nằm trên sông Euphrates.

Đập nước Atatürk, Thổ Nhĩ Kỳ

Đập nước Atatürk là một tổ hợp công trình đập đá nén với một điểm lõi trung tâm nằm trên sông Euphrates, thuộc biên giới của tỉnh Adyaman và vùng Đông Nam tỉnh Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ. Được xây dựng với mục đích vừa để tạo ra nguồn năng lượng điện và cũng là để điều tiết lượng nước tưới cho vùng đồng bằng trong khu vực hoạt động của đập nước. Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1983 và hoàn thành trong năm 1990.

Đập nước Atatürk, Thổ Nhĩ Kỳ
Đập nước Atatürk, Thổ Nhĩ Kỳ

6. Đập nước Samara / Zhiguli, Nga (dung tích 57.3 tỷ m3)
Đập nước Samara là một công trình có quy mô lớn, đồng thời cũng là nhà máy thủy điện trên sông Volga, nằm gần khu vực Zhigulyovsk và Tolyatti tại tỉnh Samara Oblast của Nga.

Đập nước Samara / Zhiguli, Nga

Tổ hợp công trình này được bắt đầu xây dựng vào năm 1950 và hoàn thành trong năm 1957 với chiều dài 2,800 m, rộng 750 m và cao 52 m. Những hồ nước tại đây có 2 làn cho tàu bè qua lại. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy điện là 2,315 MW, có 20 tổ máy và tạo ra sản lượng điện trung bình hàng năm là 10.500 GWh.

7. Đập nước Oahe, phía Nam bang Dakota, Hoa Kỳ (dung tích 29 tỷ m3)

Đập nước Oahe, phía Nam bang Dakota, Hoa Kỳ (dung tích 29 tỷ m3)Đập nước Oahe, phía Nam bang Dakota, Hoa Kỳ (dung tích 29 tỷ m3)

Đập nước Oahe là một con đập lớn nằm dọc theo sông Missouri, thuộc phía Bắc của vùng Pierre, Nam Dakota ở Hoa Kỳ. Đập nước này đã hình thành nên khu hồ Oahe, là hồ chứa nước nhân tạo lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, trải dài hơn 231 dặm (372 km) theo dòng chảy của sông Missouri hướng đến vùng Bismarck thuộc Bắc Dakota. Nhà máy thủy điện được xây dựng tại lưu vực con đập cung cấp điện cho nhiều nơi ở miền Bắc và miền trung Hoa Kỳ. Công trình từ khi hoàn thành đã giúp kiểm soát được những đợt lũ lụt, tạo ra nguồn năng lượng thủy điện, điều tiết tưới tiêu và đồng thời hưởng các lợi ích kinh tế do ngành hàng hải mang lại, mà theo ước tính của Corps of Engineers thì mức lợi nhuận hàng năm là 150 triệu USD.

8. Đập nước Yacyretá-Apipe, vùng biên giới giữa Paraguay và Argentina

Đập nước Yacyretá-Apipe, vùng biên giới giữa Paraguay và Argentina

Đập nước này được xây dựng trên những dòng thác nước Yacyreta-Apipe thuộc lưu vực sông Paraná, nằm giữa khu vực tỉnh Corrientes của Argentina và một phần vùng Misiones của Paraguay. Toàn bộ con đập có chiều dài 808m và trang thiết bị được lắp đặt tại đây hình thành nên khu nhà máy thủy điện có công suất thiết kế tối đa đạt 4,050MW, với sản lượng điện hàng năm ở mức cực đại là 19,080 GWh và tốc độ dòng chảy tối đa của lưu lượng nước qua đập là 55,000 m3/giây.

9. Đập vòm Inguri (Gruzia)
Đập Inguri (Gruzia) là đập vòm cao nhất thế giới (271,5m). Ít năm sau khi xây dựng xong, có một số trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng bất lợi đến an toàn đập. Tập thể các chuyên gia đầu ngành trên thế giới đã được huy động để nghiên cứu xử lý.

Đập vòm Inguri (Gruzia)
Đập vòm Inguri (Gruzia)

Sông Inguri bắt nguồn từ dẫy núi Kavkaz và chảy về phía đông vào Biển Đen trong lãnh thổ nước CH Gruzia trước đây thuộc Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập từ năm 1991. Việc xây dựng đập trên sông Inguri kéo dài 20 năm và hoàn thành vào năm 1986 trong thời kỳ Xô viết (h.1). Đập vòm này cao 271,5m là đập vòm cao nhất thế giới (h.2). Nền đập có đặc tính địa chất phức tạp. Hồ chứa do đập tạo nên có dung tích 1,1 tỷ m3, mặt nước rộng 13,5 km2 (h.3). Nhà máy thuỷ điện đặt ngầm có 5 tổ máy với tổng công suất lắp đặt là 1300 MW.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
NĂNG LƯỢNG XANH © 2015. Powered by Kiều Thị Hạnh
Top