Trạm nghiên cứu của Bỉ tại Nam cực, hoạt động từ hôm 15-2, được giới khoa học hoan nghênh bởi nó hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng gió và mặt trời. Trạm Princess Elisabeth với tám tuôcbin gió và hơn 400m2 panô năng lượng mặt trời sẽ đảm bảo năng lượng cho cả tòa nhà năm tầng này.
Ngoài ra, trạm còn được thiết kế nhằm tiết kiệm năng lượng tối đa và các công nghệ sinh học, như vi sinh và phân hủy, sẽ giúp các nhà khoa học có thể tái sử dụng nước thải đến năm lần.
Trạm Elisabeth là kết quả của hơn hai năm xây dựng trong điều kiện khắc nghiệt, tiêu tốn khoảng 28 triệu USD.
“Nếu có thể xây dựng một trạm như thế này tại Nam cực thì chúng ta cũng có thể làm điều đó ở bất cứ nơi đâu. Chúng ta có khả năng, kỹ thuật và hiểu biết để thay đổi thế giới” - nhà khoa học Alain Hubert, giám đốc dự án, hồ hởi. Trước đây việc sử dụng năng lượng xanh tại vùng cực là một điều không thể.
Sự xuất hiện của trạm Elisabeth đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về môi trường, trong bối cảnh nhiều nước đang tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo các nhà khoa học, nếu không cắt giảm khí thải nhà kính, nhiệt độ Trái đất có thể đạt đến ngưỡng cao nhất trong vòng 3 triệu năm qua.
Trạm nghiên cứu đầu tiên sử dụng năng lượng sạch tại Nam cực
|
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét