Điện mặt trời được cho là thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, giảm bớt đáng kể hiệu ứng nhà kính, công suất khá cao nhưng lại có chi phí đầu tư rất tốn kém mà cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khắc phục được.
Ngày 29/8 vừa qua, Công ty CP Đầu tư xây dựng Thiên Tân (Thiên Tân group) đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời đầu tiên ở Việt Nam tại Quảng Ngãi.
Nhà máy được xây trên diện tích 24 ha có công suất thiết kế 19,2 MWp, tổng vốn đầu tư là 826 tỷ đồng. Công trình dự kiến hòa mạng điện lưới quốc gia vào giữa năm 2016.
Điện mặt trời là gì?
Điện mặt trời, còn được gọi là quang điện hay quang năng, là kĩ thuật biến đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng thông qua pin mặt trời. Đây là một nghiên cứu đột phá trong ngành điện và đang được phát triển trên toàn thế giới tại các quốc gia có nền khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Điện mặt trời được cho là thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, giảm bớt đáng kể hiệu ứng nhà kính, công suất khá cao nhưng lại có chi phí đầu tư rất tốn kém mà cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khắc phục được.
Chi phí xây dựng nhà máy điện mặt trời hiện chỉ thấp hơn nhà máy điện hạt nhân nhưng lại cao hơn nhiều nhà máy thủy điện hay nhiệt điện chạy bằng than truyền thống.
Xu thế điện mặt trời trên thế giới
Những quốc gia sở hữu các nhà máy điện mặt trời lớn có thể kể đến Australia, Tây Ban Nha, Ấn Độ, UAE, Mỹ, Đức, Trung Quốc với những cái tên Ivanpah, Solaben Topaz Solar Farm, Charanka Solar Park,…
Đặc biệt hai nhà máy điện mặt trời lớn nhất hiện nay là Ivanpah và Topaz với vốn đầu tư ban đầu lên tới 2,2 -3 tỷ đô hiện có công suất trên dưới 550 megawatt mỗi năm, đủ cung cấp điện cho 14.000 – 16.000 hộ gia đình tại California. Theo sau là nhà máy Solaben tại Tây Ban Nha có công suất là 220 megawatt.
Để xây dựng một nhà máy điện mặt trời cần diện tích mặt bằng vô cùng lớn cùng chi phí đắt đỏ dành cho các tấm thu năng lượng được trải dài khắp nhà máy. Hơn thế nữa, một đòi hỏi là các khu vực này cần phải có nguồn năng lượng từ mặt trời ổn định suốt cả năm nhằm khai thác tối đa điện năng.
Nhà máy Ivanpah với các tấm thu năng lượng trải khắp 14,2 km2
Diện tích dành cho các tấm thu của nhà máy Ivanpah là 14,2 km2 với 350.000 tấm, do đó mới có thể mang lại công suất như vậy. Các nhà máy khác thống kê có công suất tính bằng Gigawatt (con số đầu) và tỷ lệ điện năng mặt trời trong tổng điện năng quốc gia (con số thứ hai) như sau: Nước Đức (35,65 GW; 5,3%), Ý (18 GW; 9%), Trung Quốc (17,7 GW; 0,1%), Nhật (11,86 GW; 0,8%) và Hoa Kỳ (11,42 GW; 0,3 %).
Hiện nay, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia (các nước có nguồn năng lượng mặt trời lớn) đang tích cực đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện mặt trời lớn hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và sự tốn kém tài nguyên, đặc biệt là than đá. Mặc dù các nhà máy nhiệt điện hiện vẫn là nguồn cung cấp điện chủ yếu trên toàn thế giới.
Bài toán năng lượng ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có “nhu cầu” xây dựng nhà máy nhiệt điện than (nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất thế giới) lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), từ nay đến năm 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 10-12% mỗi năm, trong khi đó theo mục tiêu của chính phủ, thì đến năm 2020, gần một nửa lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc sẽ được cung ứng từ những nhà máy nhiệt điện than.
Không khó để hiểu rằng với vốn đầu tư cao và kĩ thuật khoa học tiên tiến, điện mặt trời chưa phải là một khái niệm phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể, sau nhiều năm nghiên cứu cũng như huy động đầu tư và các đối tác từ Thái Lan, Ấn Độ, Thiên Tân group mới có thể thực hiện kế hoạch xây dựng nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam. Diện tích sử dụng của là 34 ha, vốn đầu tư là 900 tỷ, dự án được kì vọng bổ sung thêm 28 triệu kwh cho nguồn điện của cả nước.
Ngoài năng lượng mặt trời, một mô hình khác cũng tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, rất thân thiện với môi trường là phong điện (điện gió).
Mô hình sử dụng năng lượng gió cũng đang rất phát triển trên thế giới vì có thể khai thác được cả ngày lẫn đêm và nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như đầu tư của các quốc gia phát triển. Đức đang là đất nước có công suất điện gió lớn nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ và Tây Ban Nha. Chi phí dành cho sản xuất điện gió được cho là thấp hơn điện mặt trời khi chỉ cần sử dụng tuốc bin và các thiết bị trữ gió dễ sản xuất hơn. Tuy nhiên, lại không ổn định nguồn cung cấp bằng năng lượng mặt trời.
Việt Nam đang rất cần những dự án sử dụng nguồn năng lượng như vậy không chỉ vì có lợi thế nắng gió nhiều mà còn vì tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng cao. Các loại tài nguyên khoáng sản như than đá nếu tiếp tục khai thác cũng sẽ cạn kiệt nên điện mặt trời hay điện gió đều là những phương án cần được đầu tư và phát triển hợp lý.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét